THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE Ô TÔ NÂNG HẠNG B2 LÊN D
I/ Quy định cần biết khi nâng hạng B2 lên D
Để nâng hạng GPLX từ B2 lên D đòi hỏi tài xế lái xe
-
Có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên
-
Có 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
-
Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe: Thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
-
Phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2) hoặc tương đương trở lên
II/ Bằng lái ô tô hạng D là gì? ?
Là bằng lái xe do Bộ GTVT cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện sau đây:
-
Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
-
Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
III/ Đối tượng học bằng lái ô tô hạng D
-
Mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam
-
Đủ 24 tuổi (tính theo ngày và tháng của CMND)
-
Đủ sức khỏe lái xe theo tiêu chuẩn sức khỏe mà Bộ Giao thông và Bộ Y tế đã quy định. Xem thêm thông tin tại ĐÂY
-
Trường hợp bạn là một công dân người Việt mang quốc tịch nước ngoài, bạn phải có: Hộ chiếu còn thời hạn, và giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
IV/ Thời hạn cấp bằng: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp
-
Quá thời hạn 3 tháng đến dưới 1 năm (kể từ ngày hết hạn) bạn phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại bằng lái xe.
-
Quá từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn, bạn phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe
Vì vậy, bạn cần chú ý, để đổi giấy phép lái xe đúng thời hạn
Chỉ cần mang hồ sơ gốc, đơn xin cấp lại và giấy khám sức khỏe lên sở GTVT sẽ được cấp lại GPLX mới
V/ Phạm vi sử dụng bằng lái xe hạng D:
-
Dành cho người hành nghề lái xe chạy xe 16 chỗ, xe 29 chỗ chở người ở các công ty du lịch, chở khách.
-
Ngoài ra, bằng D còn có thể lái được các loại xe phổ biến khác như taxi, xe tải.
Lộ trình nâng hạng lên hạng D thường được các tài xế lựa chọn trước để đáp ứng nhu cầu công việc.
VI/ Quy trình đào tạo và thi sát hạch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
-
02 bản photo CMND 2 mặt không cần công chứng
-
08 ảnh thẻ 3×4 theo đúng quy định (nền xanh, không đeo kính, tóc không che tai)
-
Giấy khám sức khỏe còn thời hạn trong 6th kể từ ngày khám (chỉ nộp khi có thông báo từ trung tâm)
-
Đơn đề nghị & Bản cam kết & Bản khai thời gian hành nghề lái xe và tổng số km lái xe an toàn theo mẫu quy định (tất cả đều có mẫu sẵn tại trung tâm, bạn chỉ cần điền thông tin theo mẫu khi đến nộp hồ sơ hoặc in về điền sẵn)
-
01 bản sao có công chứng giấy phép lái xe hạng B2 (có thời hạn từ 5 năm trở lên)
-
02 bản sao có chứng thực & 01 bản chính bằng tốt nghiêp trung học cơ sở (cấp 2) hoặc tương đương trở lên
Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ
Địa chỉ nộp hồ sơ:
-
Phòng tiếp nhận hồ sơ - Trung tâm GDNN Quyết Thắng, số 69 Trương Văn Ly (nối dài), P. Đức Long, TP. Phan Thiết
-
Điện thoại: (0252) 3829 338 / 0817 188 488 (Cô Minh Anh)
-
Giờ làm việc: 7h30 – 11h00 & 13h30 – 17h00 , Thứ 2 – Thứ 7 (Chủ nhật và các ngày Lễ nghỉ)
Bước 3: Chương trình đào tạo
- Học lý thuyết:
-
Trung tâm thường xuyên tổ chức lớp học lý thuyết linh động trong và ngoài giờ hành chính sự giảng dạy của các giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm.
-
Ngoài ra, Trung tâm có phần mềm học lý thuyết online là các đề thi mẫu giống đề thi của Sở dành cho các bạn tự ôn hoặc không có thời gian đến trường, học viên cố gắng sắp xếp ôn luyện hàng ngày để vượt qua kỳ thi dễ dàng (ÔN LÝ THUYẾT)
- Học thực hành:
-
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký hồ sơ học lái xe, Trung tâm sẽ thông báo đến học viên ngày khai giảng, sắp lịch học thực hành ngay nếu học viên có yêu cầu.
-
Học viên được học với hình thức : 1 người / 1 xe / 1 giáo viên hướng dẫn.
-
Lịch học hoàn toàn cho học viên tự chọn, không theo lịch bên Trường.
Không phụ thu học Thứ 7 – Chủ Nhật.
Thi tốt nghiệp & Thi sát hạch
-
Để đủ điều kiện tham dự kỳ thi sát hạch do sở GTVT tổ chức, bạn phải thi tốt nghiệp lấy chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe trước. Kỳ thi tốt nghiệp do trung tâm tổ chức trước khi thi sát hạch khoảng 1-2 tuần.
Thi sát hạch lái xe hạng D gồm 3 phần:
-
Lý thuyết (bạn làm đúng 42/45 câu hỏi là đạt)
-
Mô phỏng các tình huống giao thông (bạn làm đúng 35/50 điểm là đạt)
-
Thực hành trong sa hình (bạn có 100 điểm, khi chạy hết 11 bài sa hình bạn còn 80 điểm trở lên là đạt),
-
Thực hành ngoài đường trường thực tế (bạn có 100 điểm, khi chạy hết 2 km ngoài đường thực tế bạn còn 80 điểm trở lên là đạt).
Nếu bạn thi không đạt phần lý thuyết thì không được thi thực hành.
Nếu bạn trượt thực hành thì lần sau chỉ thi lại thực hành (kết quả phần thi lý thuyết của bạn được bảo lưu 1 năm).
-
Đối với những học viên thi rớt trong kỳ thi sát hạch, trung tâm sẽ sắp xếp cho bạn thi lại trong thời gian ngắn nhất
Thi tốt nghiêp & Thi sát hạch ---> Xem chi tiết tại ĐÂY
Bước 4: Cấp giấy phép lái xe hạng D
-
Học viên thi đạt trong kỳ sát hạch được cấp Giấy phép lái xe sau 25 ngày tính từ ngày thi sát hạch.
-
Học viên mang theo CMND trực tiếp đến nhận Giấy phép lái xe và hồ sơ gốc trong giờ hành chính tại Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ tại Trung tâm
VII/ Học phí đào tạo
-
Đào tạo trọn gói: 9,000,000đ (đã bao gồm xăng xe, thù lao cho thầy giáo, thuê sân bãi…)
Lưu ý: Ngoài các chi phí trên, trung tâm cam kết không thu bất kỳ khoản phí nào khác
VIII/ Thông tin ưu đãi & hỗ trợ:
Học viên được phép chia học phí làm 2 lần đóng:
-
Lần 1: 50% học phí khi đến nộp hồ sơ đăng ký học
-
Lần 2: 50 % học phí còn lại trước ngày thi tốt nghiệp kết thúc khóa
---------------------------------------------------------
Tìm hiểu KHÔNG MẤT PHÍ, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn đơn vị học lái xe uy tín và chất lượng.