BỔ TÚC TAY LÁI CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Không phải ai cũng tự tin thi sát hạch với thời lượng tiết học thực hành
Không phải ai cũng tự tin lái xe xuống phố với chiếc bằng lái xe ô tô
Vậy, mình phải làm sao đây?
Sao bạn không "bổ túc tay lái"?
11/05/2021 Lượt xem: 2676

1/ Bổ túc tay lái là gì?

Bổ túc tay lái là việc hoàn thiện kỹ năng lái xe của bản thân, tang cường luyện tập và trau dồi kỹ năng lái xe. Bổ túc tay lái không chỉ là củng cố về kỹ thuật lái xe, cách vận hành xe mà còn giúp bạn nắm chắc hơn về kiến thức giao thông, tự tin khi lái xe tham gia giao thông

2/ Ai cần bổ túc tay lái?

Trên thực tế, bổ túc tay lái cần thiết cho 90% người thi lấy GPLX ô tô. Vì đang học và chờ đến ngày thi sát hạch thì không phải ai cũng tự tin vào kỹ năng lái “bập bẹ” của mình. Sau khi thi đâu, có được GPLX thì không phải ai cũng có xe ô tô ngay sau khi lấy GPLX, mà để đến khi có xe để lái thì lại quên hết các kỹ năng lái xe

Chia làm 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Bổ túc tay lái với mục đích là ôn luyện để tham gia kì thi sát hạch lấy bằng lái

- Bạn sắp thi sát hạch lái xe nên rất cần luyện tập thêm để tăng độ tự tin và thuần thục hết các kỹ năng cần thiết cho kì thi.

- Bạn cần dành thời gian nhiều hơn để ôn luyện các bài thi sa hình cũng như kỹ năng xử lý “sửa sai” khi thực hành.

  • Trường hợp 2: Lấy bằng lái xe cũng được 1 thời gian nhưng chưa có điều kiện mua xe cũng như “ngại” tiếp xúc xe

- Việc không sử dụng xe chắc chắn sẽ khiến cho người tuy đã có bằng lái cũng cảm thấy thiếu tự tin và “ngượng” khi lái xe. Giải pháp tối ưu là bổ túc tay lái.

- Bạn không cần đầu tư khoản tiền lớn để duy trì chiếc xe, không “ngại” gây thiệt hại cho xe người quen, hơn nữa bạn còn được truyền đạt kinh nghiệm lái xe trên các đoạn đường thực tế.

Cùng xem thử câu chuyện của bạn có giống chuyện những người này không nhé!

Câu chuyện thứ nhất:

Nhiều người nói “Có bằng lái rồi, mua 1 cái xe cũ cũ mà chạy, vừa lấy kinh nghiệm vưa đỡ xót”.

Đúng là có lái nhiều, trải nghiệm nhiều thì mới có thể xử lý tình huống nhạy bén và giảm thiểu rủi ro. Ai cũng cảm nhận được có GPLX nhưng chưa thể tự tin tham gia giao thông. Nhưng:

   - Khi mua xe cũ, từ lúc mua đến khi bán, măy mắn nhất chỉ lỗ khoảng 50tr.

   - Đã xe cũ, sẽ kèm theo những hỏng hóc sửa chữa, măy mắn nhất sẽ bù đắp cho em nó khoảng 20tr.

   - Trong quá trình hoạt động chắc chắn sẽ có những rủi ro ngoài ý muốn, vừa phải đền cho đối phương vừa phải sửa xe mình, lại măy mắn nhất rơi vãi khoảng 20tr – Xin lưu ý là măy mắn nhất, nếu những tai nạn liên quan đến người hoặc “dẫm” vào người thì cơ số tiền là không định trước được.

Tóm lại từ lúc mua đến khi bán xe cũ, để mua 1 chiếc xe mới chắc chắn sẽ rơi vãi với số tiền min là trên 90tr – Vậy chẳng thà thuê 1 thày dạy Lx bổ túc tay lái, bỏ ra 1 số tiền chỉ khoảng 1/10 số tiền chắc chắn mất, sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Nhưng với tiện ích ngày nay thì mình cũng có thể cân nhắc giải pháp sau:

   - Lái xe nặng về thực hành và rèn luyện các kỹ năng. Làm thế nào để hiểu đầy đủ hoặc làm cho đúng?

Hẳn nhiên, có người hướng dẫn sẽ khá đầy đủ & hầu như không có mất mát rủi ro.

   - Trong quá trình điều khiển xe, ngồi với người có kinh nghiệm sẽ an tâm hơn. Trong quá trình vận hành xe, cũng sẽ được giải thích và phổ cập thêm thông tin, kiến thức thực tế

   - Sau 1 thời gian thực hành bổ túc, hoàn toàn tự tin để mua và sử dụng 1 chiếc xe mới.

 

Câu chuyện thứ 2:

Không hề có ý định mua xe. Vì bây giờ việc thuê xe tự lái rất đơn giản và chi phí không phải là không chi trả được. Nhưng đâu thể đi thuê hoặc mượn xe khi chưa quen lái, đặc biệt khi mới lái tâm lý chưa vững.

Và đây là 1 số kinh nghiệm sau khi bổ túc tay lái.

“Không nên lệ thuộc vào người hướng dẫn, vì chỉ khi tự mình cầm lái, tự mình xử lý tình huống mới tạo tâm lý mặt đường tích cực cho việc phát triển kỹ năng lái xe”.

Thường sẽ có những cung đường thực tế như sau:

   - Chạy trên phố đông giờ tan tầm, có những đoạn dốc, đường hẹp, đường kẻ vạch khó v.v...

   - Chạy cao tốc trời nắng, trời mưa, ban đêm

   - Chạy quốc lộ giữa trưa, trời mưa, ban đêm

   - Chạy đường nông thôn nhiều đường đất, đường trơn, trâu bò, trẻ em...

   - Chạy đường núi quanh co, nhiều dốc, trời mưa, sương mù

   - Tập dừng đỗ, vào chuồng, ra chuồng tại quán bia, quán cà phê giờ cao điểm...

Sơ sơ vậy nhưng chi phí cộng dồn cũng không rẻ nên cố gắng tập trung học và quan sát để nhanh nắm được các kỹ năng cơ bản.

Còn lại điều quan trọng là phải tự tin khi cầm lái, bởi vì không thể thuê thầy hướng dẫn ngồi bên tay lái mã được, tình huống thì muôn hình vạn trạng, thậm chí tài già, thầy già vẫn mắc sai lầm khi xử lý là thường.

Việc các thầy dạy không dạy những kỹ năng khi tham gia giao thông là điều có thể hiểu được, vì lý do thời gian thực hành của khóa học có hạn nên các thầy chỉ có thể dạy được những kỹ năng cần thiết trong khi thi thực hành để học viên có thể dễ dàng vượt qua phần thi thực hành. Còn để không bị tâm lý khi cầm tay lái lái xe tham gia giao thông thì học viên nên đăng kí thêm 1 khóa học bổ túc tay lái nữa.

Xem thêmHọc lái xe ô tô tại Phan Thiết
Xem thêmLịch đào tạo GPLX các hạng
Xem thêmPhí đào tạo và dịch vụ

 

X
Đăng ký
Thi lại
Zalo chat
Hỗ trợ học viên 0252 3829 338
Top